Hiện nay, nhu cầu dịch thuật ngày một tăng cao, các công ty dịch thuật cũng được mở ra ngày một nhiều. Các dịch thuật viên cần phải có những chứng chỉ cần thiết nào để chứng minh khả năng của bản thân? Tại bài viết này, Dịch thuật ASEAN sẽ giúp bạn tìm ra top 5 chứng chỉ dịch thuật phải có của dịch thuật viên.

Chứng chỉ dịch thuật là gì?

Chứng chỉ dịch thuật hay chứng chỉ hành nghề dịch thuật là một giấy tờ chứng minh một người đã có chuyên môn và kiến thức của một dịch thuật viên chuyên nghiệp, được nhận khi người đó tốt nghiệp khóa học, bài thi, kiểm tra. Giống như mọi loại chứng chỉ khác, chứng chỉ dịch thuật chỉ có hiệu lực chứng minh kỹ năng, chuyên môn của một dịch thuật viên khi được một bên có uy tín cung cấp.

Để nhận được chứng chỉ này, người dịch thuật không nhất thiết phải sở hữu các loại bằng chứng minh thành thạo ngôn ngữ, người dịch thuật viên chỉ cần vượt qua các bài thi là đã có thể nhận được chứng chỉ hành nghề dịch thuật này này.

Chứng chỉ dịch thuật

Chứng chỉ dịch thuật

Tuy nhiên, ngoài chứng chỉ dịch thuật kể trên, để tăng sự uy tín, khẳng định chuyên môn, dịch thuật viên nên đạt những chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ hành nghề liên quan. Như vậy, khách hàng mới hoàn toàn yên tâm về chất lượng sản phẩm.

Dưới đây là những chứng chỉ dịch thuật mà dịch thuật viên cần phải có khi hành nghề.

Yêu cầu về chứng chỉ dịch thuật viên

Do ngày càng nhiều các trường hợp bức xúc về chất lượng dịch thuật viên, Nhà nước và cụ thể là Bộ Tư pháp đã tổ chức xây dựng nghị định về hoạt động dịch thuật trong lĩnh vực chứng thực. Trong đó có quy định về chứng chỉ dịch thuật viên gồm các yêu cầu:

  • Người hành nghề dịch thuật cần phải có bằng tốt nghiệp cử nhân ngoại ngữ trở lên hay bằng tốt nghiệp đại học nước ngoài với ngôn ngữ hành nghề dịch thuật và vượt qua kỳ thi sát hạch.
  • Với những cá nhân không có các chứng chỉ kể trên, chỉ cần thông thạo ngoại ngữ đó và vượt qua bài thi sát hạch.
  • Những người thông thạo ngoại ngữ bao gồm giảng viên ngoại ngữ tại đại học và tiến sĩ ngoại ngữ trở lên không cần làm bài sát hạch mà được nhận chứng chỉ luôn.

Ví dụ: Đối với người hành nghề dịch thuật tiếng Anh, sau khi tốt nghiệp đại học chuyên ngành ngôn ngữ Anh hoặc thông qua kỳ thi sát hạch tiếng Anh sẽ được cấp chứng chỉ dịch thuật tiếng Anh.

Xem thêm:

Bảng giá dịch thuật mới nhất 2023 liên hệ nhận giá ưu đãi

Dịch thuật chuyên ngành và những điều cần biết

Chứng chỉ ngôn ngữ liên quan.

Mặc dù những chứng chỉ ngôn ngữ không bắt buộc trong việc hành nghề dịch thuật viên. Tuy nhiên để có được lòng tin từ khách hàng và có được công việc từ công ty dịch thuật, người dịch thuật viên cần có những chứng chỉ liên quan đến ngôn ngữ liên quan, ví dụ như một số chứng chỉ phổ biến sau:

1. Đối với chứng chỉ tiếng Anh

Tiếng Anh là một ngôn ngữ phổ biến và được coi là ngôn ngữ chung trên toàn cầu. Để chứng minh cho khả năng thông thạo và sử dụng tiếng Anh, bạn nên tham khảo một số chứng chỉ sau đây:

  • TOEIC:  Chứng chỉ tiếng Anh thông dụng thể hiện khả năng trong một số lĩnh vực như thương mại, kinh doanh, du lịch.
  • IELTS hoặc TOEFL: Chứng chỉ tiếng Anh có ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ không phải là tiếng Anh, sử dụng trong môi trường học thuật.
  • Chứng chỉ tiếng anh: A1, A2, B1, B2, C1, C2.

Chứng chỉ Tiếng Anh TOEIC

Chứng chỉ Tiếng Anh – TOEIC

Như vậy, người hành nghề dịch thuật có thể thi các kỳ thì để đạt các chứng chỉ kể trên nhằm bổ sung cho chứng chỉ dịch thuật tiếng Anh của mình.

2. Đối với chứng chỉ tiếng Trung

Hiện tại, có 4 loại chứng chỉ tiếng Trung phổ biến để chứng minh khả năng sử dụng và am hiểu ngôn ngữ Trung bao gồm:

  • Chứng chỉ A, B, C tiếng Trung: Đây là loại chứng chỉ phổ biến được Bộ Giáo dục và Đào tạo Trung Quốc cung cấp.
  • Chứng chỉ HSK: Chứng chỉ dành cho người nước ngoài học tiếng Trung giản thể
  • Chứng chỉ HSKK: Chứng chỉ ghi nhận trình độ nói tiếng Trung cho người nước ngoài.
  • Chứng chỉ BCT: Chứng chỉ về trình độ thông thạo tiếng Trung trong công việc và kinh doanh.

Chứng chỉ tiếng Trung HSK

Chứng chỉ tiếng Trung HSK

Xem ngay:

Dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự chất lượng, chuyên nghiệp nhất

Phân biệt biên dịch và phiên dịch khác nhau như thế nào?

3. Đối với chứng chỉ tiếng Hàn.

Đối với các dịch thuật viên tiếng Hàn muốn bổ sung cho chứng chỉ dịch thuật tiếng Hàn của mình nên tham khảo các chứng chỉ dưới đây:

  • Chứng chỉ TOPIK: Chứng nhận khả năng tiếng Hàn trong công việc, du học và giảng dạy.
  • Chứng chỉ KLAT: Chứng chỉ tiếng Hàn dành cho các cá nhân có muốn du học và làm việc trong các doanh nghiệp Hàn Quốc.
  • Chứng chỉ KLPT: Chứng chỉ đánh giá về khả năng giao tiếp và am hiểu văn hóa đời sống Hàn Quốc.

Chứng chỉ tiếng Hàn TOPIK

Chứng chỉ tiếng Hàn – TOPIK

Dịch thuật viên tại Dịch thuật ASEAN có những chứng chỉ gì?

Tại dịch thuật ASEAN, các phiên dịch, biên dịch viên được yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề và có chứng chỉ ngôn ngữ liên quan. Nhờ đội ngũ nhân lực chất lượng như vậy mà Dịch thuật ASEAN đã và đang chiếm lòng tin của lượng lớn khách hàng trên toàn quốc. Chúng tôi cam kết luôn đưa tới cho khách hàng dịch vụ chất lượng với mức giá tốt nhất thị trường.

Đội ngũ nhân viên tại Dịch thuật ASEAN

Đội ngũ nhân viên tại Dịch thuật ASEAN

Trên đây là một số chứng chỉ cần thiết mà một người muốn hành nghề dịch thuật, biên dịch cần phải có. Để chứng minh khả năng sử dụng ngôn ngữ và chứng chỉ hành nghề dịch thuật, Dịch thuật ASEAN khuyên các bạn nên thi và nhận các chứng chỉ dịch thuật cùng với chứng chỉ ngôn ngữ liên quan.

Hãy gọi ngay cho chúng tôi để tôi được tư vấn và hỗ trợ miễn phí

DỊCH THUẬT CHUYÊN NGHIỆP ASEAN

DỊCH THUẬT NHANH – UY TÍN – CHUẨN XÁC

Dịch thuật ASEAN Hà Nội: 28 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội – 0247.304.9899

Dịch thuật ASEN Đà Nẵng: 77 Bạch Đằng TP Đà Nẵng – 05.89.03.86.68

Dịch thuật tiếng trung TPHCM ASEAN: 441 Lý Thái Tổ, Phường 09, Quận 10, Hồ Chí Minh – 058.903.8668

Tham khảo:

Tự dịch thuật công chứng được không?

Top công cụ dịch tiếng Hàn sang tiếng Việt bằng hình ảnh tốt nhất

    Liên hệ với chúng tôi