Công chứng và dịch thuật công chứng tư pháp đang là dịch vụ ngày càng phát triển tại Việt Nam hiện nay. Nếu đang có những thắc mắc về dịch thuật công chứng Tư pháp (dịch công chứng Tư pháp) thì hãy theo dõi bài viết dưới đây của Dịch thuật ASEAN.

1. Công chứng tư pháp là gì?

Công chứng tư pháp là việc chứng nhận sự tin cậy, tính pháp lý của các giấy tờ, văn bản pháp lý nhằm đảm bảo quyền lợi và lợi ích giữa các bên tham gia vào giao dịch pháp lý được thực hiện bởi công chứng viên tại các phòng công chứng.

2. Dịch thuật công chứng tư pháp là gì?

Dịch thuật công chứng Tư pháp hay dịch công chứng tư pháp, dịch thuật công chứng sở tư pháp, là những tên gọi khác nhau của hoạt động công chứng viên thực hiện việc xác nhận tính hợp pháp, chính xác về ngôn từ, ý nghĩa của bản dịch so với bản gốc.

Trên mỗi bản dịch công chứng Tư pháp luôn luôn bao gồm có:

  • Con dấu và chữ ký xác nhận của sở Tư Pháp
  • Cam kết của phiên dịch viên về tính chính xác bản dịch so với bản gốc
  • Chữ ký của phiên dịch viên

Dịch thuật công chứng nói chung bao gồm 2 giai đoạn, là “dịch thuật” và “công chứng”. Mỗi giai đoạn đều có thể thực hiện tại một hoặc nhiều nơi khác nhau, nhưng phải đảm bảo các điều kiện nhất định để được công nhận đủ điều kiện và khả năng công chứng Tư pháp.

Cụ thể:

  • Dịch thuật:

Phải đảm bảo nội dung được chuyển đổi hoàn toàn sang ngôn ngữ khác mà không làm thay đổi nội dung và ý nghĩa so với bản gốc

Người dịch (gọi là cộng tác viên) phải là người tốt nghiệp đại học ngoại ngữ hoặc có bằng cấp, chứng chỉ thành thạo ngôn ngữ được dịch sang. Đồng thời phải là người được Nhà nước cấp quyền cộng tác viên, đang làm việc với các văn phòng hoặc phòng công chứng

  • Công chứng:

Chỉ có các phòng công chứng do Ủy ban nhân dân cấp Quận/Huyện trở lên thành lập mới đủ thẩm quyền thực hiện công chứng Tư pháp

Dịch thuật công chứng sở Tư pháp là hình thức có giá trị pháp lý cao nhất tại Việt Nam theo luật hiện hành hiện nay.

Công chứng tư pháp là gì - Văn bản đã công chứng tư pháp
Giấy tờ dịch thuật công chứng tư pháp

> Xem thêm: Bảng giá dịch thuật công chứng mới nhất, nhiều ưu đãi 

3. Khi nào cần dịch thuật công chứng Sở Tư pháp?

Trước hết cần khẳng định, công chứng tại sở tư pháp và tại các văn phòng công chứng đều có giá trị pháp lý như nhau.

Nhưng trong một số trường hợp đặc biệt sau, bạn sẽ buộc phải sử dụng công chứng Tư pháp của Nhà nước (như khi muốn đến Hàn Quốc hoặc một số Quốc gia yêu cầu riêng):

  • Dịch thuật công chứng lý lịch tư pháp.
  • Dịch học bạ, bằng cấp, văn bằng, chứng chỉ sang tiếng nước ngoài
  • Các hồ sơ, thủ tục du lịch, du học, định cư nước ngoài
  • Các hợp đồng, giao dịch với cá nhân, tổ chức nước ngoài

Vì vậy, nếu không trong trường hợp đặc biệt, bạn hoàn toàn có thể tới các văn phòng công chứng để tiết kiệm thời gian cho mình.

Asean - Dịch thuật công chứng tư phápNgười dân cần nắm được quy trình khi đi làm dịch thuật công chứng Tư pháp

4. Sở Tư pháp có dịch thuật công chứng không?

Dù bạn làm dịch thuật công chứng tại sở Tư pháp ở Hồ Chí Minh, Hà Nội hay bất cứ đâu thì câu trả lời cũng là CÓ.

Bởi mặc dù chức năng chính của những đơn vị này là công chứng, nhưng họ cũng có liên kết và làm việc với các cộng tác viên, nên nếu có nhu cầu, bạn hoàn toàn có thể thực hiện dịch thuật công chứng tại các sở Tư pháp.

Tuy nhiên, trên thực tế, sở Tư pháp cũng chỉ nhận và đủ khả năng dịch các loại văn bản, hồ sơ đơn giản, ngắn. Còn nếu muốn dịch thuật các loại văn bản dài, tài liệu chuyên ngành, sử dụng nhiều từ ngữ chuyên sâu thì nên tới các công ty dịch thuật chuyên nghiệp để tiết kiệm thời gian và đảm bảo chất lượng bản dịch.

> Xem thêm: Dịch thuật công chứng là gì? Cần có những điều kiện gì và mất bao lâu?

5. Trình tự dịch thuật công chứng Tư pháp

Thông thường, khi cần làm dịch thuật công chứng sở Tư pháp thì người dân sẽ cần thực hiện theo quy trình sau:

  • Người dân mang tài liệu cần dịch thuật công chứng tới sở Tư pháp;
  • Công chứng viên tiếp nhận bản chính của hồ sơ, văn bản cần dịch. Đồng thời tiến hành kiểm tra tính hợp pháp, giải thích về quyền và nghĩa vụ cho người nộp hồ sơ;
  • Xác nhận ngày trả và tiến hành dịch thuật;
  • Dịch xong, ký tên, xác nhận bản dịch là chính xác so với bản gốc;
  • Trả hồ sơ (gồm bản gốc + bản dịch thuật) và đóng dấu của sở Tư pháp;

6. Một số điều cần biết khi làm dịch thuật công chứng Tư pháp.

Để tiết kiệm thời gian và chuẩn bị tốt hơn cho việc công chứng, hãy ghi nhớ những điều quan trọng sau đây:

  • Bạn không thể tự dịch thuật và mang đi công chứng (trừ khi bản thân là cộng tác viên được cấp phép và đang hoạt động, liên kết làm việc với các phòng, văn phòng công chứng).
  • Nếu chỉ công chứng lý lịch xin việc, giấy tờ xe… bạn nên tới các văn phòng công chứng để tiết kiệm thời gian.
  • Nên chọn làm dịch thuật công chứng ở đâu?

Điều này còn tùy thuộc vào thời gian và số lượng, loại hồ sơ, giấy tờ mà các bạn muốn dịch thuật công chứng. Tại Việt Nam hiện nay, có 3 đơn vị đang được cấp phép để hoạt động dịch thuật công chứng, bao gồm:

  • Phòng công chứng (tạm gọi là đơn vị công chứng Nhà nước): Được cấp phép để công chứng Tư pháp, có thể dịch thuật, nhưng không chuyên, thời gian lâu;
  • Văn phòng công chứng (tạm gọi là công chứng tư nhân): Không thể công chứng tư pháp, có thể dịch thuật, thời gian và chất lượng tùy thuộc vào cộng tác viên;
  • Công ty dịch thuật chuyên nghiệp: Không thể công chứng, có thể dịch nhiều loại giấy tờ, văn bản và hồ sơ (kể cả các tài liệu báo cáo chuyên ngành, nghiên cứu kỹ thuật), thời gian nhanh, độ chính xác cao.

Bản dịch công chứng tư pháp Bản dịch thuật được đóng dấu công chứng của phòng Tư pháp

Trên đây là những thông tin cần biết về dịch thuật công chứng Tư pháp mà Dịch thuật ASEAN muốn gửi tới các bạn. Nếu đang có nhu cầu về dịch thuật công chứng, chứng thực hay phiên dịch… hãy tới với dịch thuật Asean để được phục vụ tốt nhất!

    Liên hệ với chúng tôi