Bài viết này sẽ giúp các bạn xác định rõ khâu chứng nhận lãnh sự là gì, phân biệt với khâu hợp pháp hóa lãnh sự là gì. Văn bản pháp luật thì có định nghĩa rồi, tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ. Vậy chứng nhận lãnh sự là gì?

Định nghĩa theo nghị định về Chứng nhận lãnh sự
Theo điều 2 của nghị đình thì, “Chứng nhận lãnh sự” là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của Việt Nam để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng ở nước ngoài.

Chứng nhận lãnh sự là gì hợp pháp hóa lãnh sự là gì

Định nghĩa này chỉ nêu một chiều mà thôi. Để làm rõ, xin xem phân biệt giữa chứng nhận lãnh sự và hợp pháp hóa lãnh sự.

Phân biệt giữa chứng nhận lãnh sự và hợp pháp hóa lãnh sự
Hợp pháp hóa lãnh sự là khâu chứng nhận chỉ thực hiện tại lãnh sự/đại sứ quán hoặc cơ quan có chức năng, thẩm quyền lãnh sự tại quốc gia khác với quốc gia của tài liệu đó được phát hành và nơi mà tại liệu đó muốn sử dụng ở nước nào. Ở ViệtNam, TPHCM, cơ quan có thẩm quyền hợp pháp hóa lãnh sự là Sở Ngoại vụ TPHCM. Như vậy, khâu hợp pháp hóa lãnh sự được thực hiện sau khi đã chứng nhận lãnh sự, tức tài liệu đã được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của quốc gia mà tài liệu được phát hành, như định nghĩa ở trên.

Chứng nhận lãnh sự là khâu chứng nhận chỉ thực hiện tại lãnh sự/đại sứ quán hoặc cơ quan có chức năng, thẩm quyền lãnh sự tại quốc gia hoặc của quốc mà tài liệu đó được phát hành. Chẳng hạn, tài liệu cấp bằng tiếng Hàn nhưng do Hàn Quốc cấp, đầu tiên tài liệu này, phải qua phòng tư pháp, sau đó mới đến khâu chứng nhận lãnh sự của Lãnh sự quán Hàn Quốc (Bộ ngoại giao) ở Hàn Quốc hoặc lãnh sự quán Hàn Quốc ở TPHCM. Đây là chứng nhận lãnh sự, trong phạm vi thẩm quyền của giấy tờ nào nước nào cấp thì lãnh sự nước đó xác nhận. Chỉ đơn giản vậy thôi.

Tiếp theo ví dụ trên, sau khi được chứng nhận lãnh sự thì muốn sử dụng hợp pháp ở Việt Nam, thì cầm hồ sơ đã chứng nhận lãnh sự đến Sở Ngoại vụ để làm công tác hợp pháp hóa lãnh sự. Đương nhiên phải được dịch thuật và công chứng bản dịch là khâu sau cùng.

Như vậy, tùy vào quốc gia nào thực hiện mà bíêt được là hợp pháp hóa lãnh sự hay chứng nhận lãnh sự. Nếu cùng quốc gia thì là chứng nhận lãnh sự, còn khác quốc gia thì gọi là hợp pháp hóa lãnh sự.

Cả chứng nhận lãnh sự và hợp pháp hóa lãnh sự đều xác nhận chữ ký, con dấu của người ký tên lên tài liệu, chứ không xác nhận nội dung ghi bên trong tài liệu đó.

Qua bài viết này, thì công tác chứng nhận lãnh sự và hợp pháp hóa lãnh sự sẽ hiện ra rõ trước mắt chúng ta.

Chúc bạn sức khỏe và thành công! Hotline:  0589038668

    Liên hệ với chúng tôi