Dịch thuật công chứng là nhu cầu cần thiết và đang ngày một phát triển. Tuy nhiên, điều kiện dịch thuật công chứng là gì? Áp dụng với ai và thế nào? Cùng tìm hiểu với Dịch thuật ASEAN qua bài viết ngay sau đây nhé!

1. Dịch thuật công chứng là gì?

Dịch thuật công chứng hay Công chứng dịch thuật (tiếng Anh: Notarized translation)” về bản chất là 2 quá trình có liên quan tới nhau, “dịch thuật” và “công chứng”:

  • Dịch thuật là việc chuyển đổi ngôn ngữ của các loại giấy tờ, tài liệu hay văn bản từ ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác (gọi là bản dịch thuật)
  • Công chứng là việc các Phòng/Văn phòng công chứng đóng dấu xác nhận cho một loại giấy tờ nào đó là đúng, chính xác, hợp pháp và đủ điều kiện để sử dụng trước pháp luật

Như vậy có thể hiểu dịch thuật công chứng là việc một Phòng/Văn phòng công chứng nào đó xác nhận bản dịch thuật của cá nhân, tổ chức là đủ điều kiện, hợp pháp và có thể sử dụng thay thế bản gốc để giao dịch, buôn bán và làm việc tại Việt Nam.

> Xem thêm: Dịch thuật công chứng tư pháp là gì? Sở Tư pháp có dịch thuật công chứng không?

2. Điều kiện dịch thuật công chứng áp dụng thế nào?

Như đã nói, điều kiện để dịch thuật công chứng sẽ áp dụng với 3 đối tượng. Mỗi đối tượng sẽ có những yêu cầu cần, điều kiện khác nhau, cụ thể:

2.1 Đối với giấy tờ, tài liệu công chứng:

Đối với các loại hồ sơ, giấy tờ hay tài liệu gốc, phải đảm bảo điều kiện dịch thuật công chứng sau:

  • Rõ ràng, dễ đọc
  • Hợp pháp (không làm giả, làm nhái, bị cấp sai, cấp nhầm)
  • Dịch thuật công chứng cần phải có bản gốc và Bản gốc đi dịch thuật công chứng không có dấu hiệu tẩy xóa, chỉnh sửa hay thay đổi. Đây là lời giải đáp cho câu hỏi thường gặp : “Dịch thuật công chứng có cần bản gốc không?”.
  • Nếu đã có chỉnh sửa và thay đổi, phải có dấu xác nhận và chữ ký của cơ quan có thẩm quyền

Không phải là các loại tài liệu bị cấm, tài liệu mật, vi phạm quy định của Pháp luật Nhà nước Việt Nam

Tài liệu đã dịch thuật công chứng Giấy tờ công chứng được đóng dấu giáp lai

2.2 Đối với các bản dịch thuật:

  • Trên mỗi trang dịch thuật phải có chữ ký của biên dịch viên
  • Từng trang phải được đóng dấu “Bản dịch”
  • Ngoài ra, cá nhân không phải là công tác viên, dù đủ trình độ dịch thuật hay không, nếu tự dịch thuật thì cũng không đủ điều kiện để công chứng.

Xem thêm: Dịch thuật công chứng sổ hộ khẩu

Xem thêm: Dịch thuật công chứng giấy khai sinh có cần thiết hay không?

Xem thêm: Dịch thuật công chứng hồ sơ xin visa

Xem thêm: Dịch hồ sơ du học, visa

2.3 Đối với đơn vị thực hiện dịch thuật công chứng

Hiện nay tại Việt Nam có 2 đơn vị thực hiện công chứng được Pháp luật thừa nhận là:

  • Các đơn vị công chứng Nhà nước (Phòng công chứng), công chứng Tư pháp, là các cơ quan có thẩm quyền thuộc Nhà nước thuộc cấp Phường, Quận/Huyện, Thành phố
  • Các đơn vị công chứng Tư nhân (Văn phòng công chứng), do các nhân hợp danh thành lập và được Nhà nước cấp phép hoạt động

Tùy vào từng trường hợp và các loại giấy tờ mà chúng ta có thể lựa chọn 1 trong 2 đơn vị này hoặc bắt buộc phải thực hiện dịch thuật công chứng tại phòng công chứng Nhà nước, công chứng Tư pháp.

Trong 2 đơn vị này, thường chỉ có các Văn phòng công chứng nhận dịch thuật công chứng đa dạng và đa ngôn ngữ. Còn với các phòng công chứng Nhà nước, do hạn chế về nhân sự và thời gian nên thường chỉ nhận các loại giấy tờ đơn giản, tài liệu ngắn, có độ khó không cao.

Bằng tốt nghiệp đã công chứng dịch thuậtMẫu dịch thuật công chứng bằng tốt nghiệp

2.4 Đối với đơn vị, cá nhân thực hiện dịch thuật

Theo điều 61 Luật công chứng 2014 có quy định:

“Việc dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt để công chứng phải do người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức hành nghề công chứng thực hiện. Cộng tác viên phải là người tốt nghiệp đại học ngoại ngữ hoặc đại học khác mà thông thạo thứ tiếng nước ngoài đó. Cộng tác viên phải chịu trách nhiệm đối với tổ chức hành nghề công chứng về tính chính xác, phù hợp của nội dung bản dịch do mình thực hiện”.

Có nghĩa là, người biên dịch (gọi là cộng tác viên), phải đảm bảo các điều kiện sau:

  • Có năng lực hành vi dân sự theo đúng quy định pháp luật
  • Có bằng cử nhân ngoại ngữ hoặc tốt nghiệp Đại học chuyên ngành ngôn ngữ được dịch
  • Nếu ngôn ngữ dịch thuật là ngôn ngữ hiếm, ít gặp thì buộc phải là người thông thạo thứ tiếng đó
  • Phải là những người được công nhận, có chứng nhận cộng tác viên và đang làm việc với các Phòng/Văn phòng tư pháp
  • Phải lưu lại chữ ký mẫu tại phòng Tư pháp

Dù bạn thực hiện dịch thuật tại các công ty dịch thuật chuyên nghiệp hay tại văn phòng công chứng thì điều kiện dịch thuật công chứng này vẫn được áp dụng với các cộng tác viên, biên dịch viên đang làm việc tại nơi đó.

2.5 Có thể tự dịch thuật công chứng không?

Ngoài ra, việc các bạn có tự dịch thuật công chứng được không thì đáp án là được khi bản thân đảm bảo tiêu chuẩn về mặt ngôn ngữ dịch, tuân thủ đầy đủ thủ tục chứng thực chữ ký người dịch theo quy định.

3. Dịch thuật công chứng mất bao lâu

Thời gian dịch thuật công chứng mất bao lâu sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau:

  • Khối lượng tài liệu, văn bản muốn dịch;
  • Độ thông dụng của loại ngôn ngữ dịch đích hay ngôn ngữ cần dịch;
  • Số lượng và chất lượng của các biên dịch viên tham gia dịch;
  • Tùy vào từng đơn vị dịch thuật có quy trình làm việc riêng.

Thường đối với các giấy tờ tùy thân như Căn cước công dân, Giấy phép lái xe, Hộ chiếu… thời gian dịch thuật công chứng mất khoảng từ 2 – 5 ngày đối với các đơn vị nhà nước. Đối với Asean các giấy tờ này sẽ lấy ngay trong vòng 24h.

Dịch thuật công chứng AseanDịch thuật ASEAN – Địa chỉ dịch thuật công chứng chuyên nghiệp, uy tín

Các loại tài liệu lớn hơn như Hợp đồng kinh tế, Dự thầu dự án,… đối với nhà nước sẽ có thời gian dịch công chứng mất khá lâu từ 1 đến 2 tuần mới xong. Trong khi đó, đến với Asean bạn sẽ chỉ mất từ 1 đến 3 ngày là có ngay bản dịch chính xác.

Xem thêm: Bảng giá dịch thuật công chứng mới nhất, nhiều ưu đãi 

Bất kể là ngôn ngữ nào, bản dịch công chứng tiếng Anh hay nhiều thứ tiếng khác Asean sẽ giúp các bạn có được bản dịch đích hoàn chỉnh, chính xác nhưng vẫn đảm bảo được tốc độ mang đến sự hài lòng đến với bạn.

Trên đây là những điều kiện dịch thuật công chứng cơ bản áp dụng cho các đối tượng liên quan mà Dịch thuật ASEAN muốn chia sẻ. Hy vọng bài viết sẽ có ích với những ai quan tâm!

    Liên hệ với chúng tôi