Dịch thuật Công chứng bản dịch (bản dịch công chứng) và chứng thực bản dịch có gì khác nhau? Công chứng và chứng thực bản dịch ở đâu? Cùng tìm hiểu những điều này với Dịch thuật ASEAN qua bài viết ngay sau đây nhé!

Tìm hiểu về “Công chứng” và “Công chứng bản dịch”

Công chứng là gì?

Luật Công chứng năm 2014 có quy định:

“Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng”.

Công chứng bản dịch là gì?

Như vậy có thể hiểu, công chứng bản dịch (dịch và công chứng giấy tờ) là hoạt động công chứng viên xác nhận, chứng nhận tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của các bản dịch được dịch thuật từ giấy tờ, văn bản tiếng Việt Nam sang tiếng nước ngoài (hoặc ngược lại).

Công chứng bản dịch (còn được hiểu là bản dịch công chứng), người dịch bản được gọi là người dịch thuật công chứng (cộng tác viên).

Theo quy định về dịch thuật công chứng, người này bắt buộc phải là người có đủ khả năng và trình độ dịch thuật, đã ký hợp đồng với phòng tư pháp cấp Quận, Huyện, được công khai niêm yết chữ ký trên trụ sở và được Cơ quan Nhà nước kiểm tra, cấp quyền hoạt động.

Công chứng bản dịch khác gì chứng thực bản dịch?
Công chứng bản dịch khác gì chứng thực bản dịch?

Công chứng bản dịch ở đâu?

Nếu muốn dịch và công chứng giấy tờ, các bạn có thể tìm tới các văn phòng công chứng hoặc UBND Quận, Huyện (phòng công chứng). Về bản chất thì 2 hình thức này khác nhau nhưng về giá trị pháp lý và sử dụng đều như nhau.

Xem thêm:

Dịch thuật công chứng Đống Đa chất lượng nhất

Top 7 văn phòng dịch thuật công chứng tại Hà Nội tốt nhất

Chứng thực bản dịch là gì?

Chứng thực bản dịch là hoạt động của công chứng viên thực hiện xác nhận chữ ký trên bản sao (bản photocopy), bản dịch là đúng và chính xác, khớp với bản gốc. Bất kỳ cơ quan Nhà nước nào cũng đều có thể thực hiện việc chứng thực bản dịch.

Hồ sơ, giấy tờ nào cần chứng thực bản dịch?

Hiện không có quy định rõ ràng nào về quy định loại giấy tờ, văn bản hay hồ sơ dịch sang tiếng nước nào cần phải thực hiện chứng thực. Tuy nhiên, một số loại giấy tờ sau đây sẽ bắt buộc phải chứng thực bản dịch:

  • Giấy tờ nhập cảnh, nhập cư, định cư hoặc tái định cư
  • Giấy tờ gửi tới các cơ quan chức năng thuộc quyền quản lý Nhà nước hoặc Chính phủ của Quốc gia đó
  • Hồ sơ bệnh án của người bệnh chuyển từ nước ngoài về điều trị trong nước (hoặc ngược lại, từ Việt Nam ra nước ngoài)
  • Giấy tờ, hồ sơ, thủ tục du học nước ngoài
  • Giấy khai sinh, ly hôn, khai tử…
  • Các loại bằng cấp, bằng tốt nghiệp, bảng điểm, học bạ hay chứng chỉ…
  • Các loại tài liệu báo cáo ngân hàng
  • Báo cáo tài liệu nghiên cứu khoa học
  • Giấy phép đăng ký kinh doanh
  • Di chúc, giấy tờ thừa kế, thừa hưởng tài sản của người đã mất
  • Bằng sáng chế
  • Hồ sơ tội phạm
  • Các giấy tờ, tài liệu có liên quan tới kiện tụng, tranh chấp tại tòa được viết bằng các ngôn ngữ khác (trừ tiếng Anh)
Con dấu khi làm chứng thực bản dịch
Con dấu khi làm chứng thực bản dịch

Tham khảo:

TOP 3 địa chỉ dịch thuật uy tín tại TP HCM

Bảng giá dịch thuật mới nhất 2023 liên hệ nhận giá ưu đãi

Phân biệt giữa công chứng bản dịch và chứng thực bản dịch

Đây là 2 khái niệm mà rất nhiều người trong số chúng ta có thể thường xuyên nghe tới nhưng lại không đủ hiểu hết về sự giống hay khác nhau giữa chúng để có thể phân biệt.

Giống nhau

Dịch và công chứng giấy tờ (công chứng bản dịch) và chứng thực bản dịch có một số điểm giống nhau như sau:

  • Đều là các loại giấy tờ cần được dịch sang một thứ ngôn ngữ khác với bản chính
  • Đều cần có bên thứ 3 xác nhận về tính chính xác của bản dịch so với bản gốc
  • Đều có giá trị pháp lý và giá trị sử dụng trong các trường hợp được yêu cầu
  • Buộc phải tuân theo:
    • Hiến pháp và pháp luật.
    • Đảm bảo khách quan, trung thực
    • Chịu trách nhiệm trước pháp luật và người yêu cầu công chứng, chứng thực khi có vấn đề sai lệch
    • Tuân theo quy tắc đạo đức hành nghề công chứng
Văn phòng công chứng và chứng thực
Văn phòng công chứng và chứng thực

Khác nhau

Bản chất:

  • Công chứng – Là công nhận tính hợp pháp, chính xác, không trái đạo đức xã hội của nội dung các hợp đồng, giao dịch thể hiện bằng văn bản hoặc bản dịch thuật của các loại văn bản, giấy tờ mà pháp luật yêu cầu (hoặc văn bản, giấy tờ mà cá nhân, tổ chức tự nguyện công chứng).
  • Chứng thực – Không quan trọng về nội dung mà chỉ chú trọng tới bản sao và chữ ký của bản dịch là chính xác, khớp với bản gốc. Cũng có nghĩa là người thực hiện việc chứng thực sẽ không phải chịu trách nhiệm về nội dung của bản dịch hay bản sao.

Thẩm quyền đơn vị thực hiện (Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP):

  • Công chứng bản dịch được thực hiện bởi:
    • Phòng công chứng (do UBND cấp tỉnh quyết định thành lập, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng)
    • Văn phòng công chứng
    • Cơ quan đại diện ngoại giao hoặc Lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài
  • Chứng thực bản dịch được thực hiện bởi:
    • Phòng Tư pháp cấp Quận/Huyện
    • UBND xã
    • Cơ quan đại diện ngoại giao, đại diện lãnh sự và Cơ quan khác của Việt Nam ở nước ngoài được ủy quyền thực hiện

Bài viết trên vừa gửi tới các bạn những thông tin chi tiết để có thể phân biệt giữa công chứng bản dịch và chứng thực bản dịch. Hy vọng bài viết sẽ có ích!

    Liên hệ với chúng tôi