Không ít lần chúng ta thường nghe thấy các thuật ngữ như “Biên dịch viên”, “Phiên dịch viên”, hay nghề “biên dịch, phiên dịch”… Vậy biên dịch và phiên dịch có gì khác nhau? Phân biệt biên dịch và phiên dịch thế nào cho đúng? Cùng tìm hiểu điều này với Dịch thuật ASEAN qua bài viết sau đây nhé!

Biên dịch là gì?

Biên dịch là việc chuyển đổi ngôn ngữ của các loại văn bản, thư từ, hồ sơ, tài liệu, sách, truyện… sang một thứ tiếng khác với hình thức thể hiện tương đương.

Biên dịch chủ yếu được thực hiện trên máy tính, giấy bút. Người làm nghề biên dịch được gọi là biên dịch viên. Các biên dịch viên thường phải là những người có vốn từ rộng, hiểu biết chuyên sâu về một, nhiều lĩnh vực và phải tốn thời gian để tìm hiểu về lĩnh vực, từ chuyên ngành trong các văn bản có yêu cầu để có thể truyền tải đúng, chính xác nhất nội dung, ngữ cảnh, văn phong trong văn bản gốc.

Phiên dịch là gì?

Phiên dịch cũng là một hình thức dịch thuật, nhưng là chuyển thể dạng lời nói. Người làm phiên dịch được gọi là phiên dịch viên và thường là người có khả năng nghe, nói, hiểu ý nhanh.

So với biên dịch thì phiên dịch đòi hỏi cao về sự tập trung tại chỗ, trong suốt thời gian làm việc và truyền đạt ý của người nói một cách chính xác, rõ ràng, dễ hiểu để người nghe có thể hiểu, đáp lại nhanh chóng, từ đó khiến cuộc hội thoại không bị ngắt quãng, gián đoạn.

Biên dịch và phiên dịch đều là cách chuyển từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác
Biên dịch và phiên dịch đều là cách chuyển từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác

Xem ngay: Top 8 website dịch tiếng Anh chuẩn nhất hiện nay

Biên dịch và phiên dịch có gì khác nhau?

Sự giống nhau rõ ràng và thường khiến người ta dễ nhầm lẫn giữa biên dịch và phiên dịch, đó là chúng cùng là việc biến đổi, chuyển một ngôn ngữ, một thứ tiếng, sang một ngôn ngữ, thứ tiếng khác để người thứ 3 có thể hiểu được (gọi chung là quá trình dịch thuật).

Tuy nhiên, sự khác nhau giữa biên dịch và phiên dịch cũng khá nhiều mà có thể bạn đã biết nhưng không chú ý. Cụ thể là:

Về hình thức thể hiện

Có thể nói hình thức là cách phân biệt biên dịch và phiên dịch rõ rệt nhất và dễ thấy nhất để chúng ta nhìn ra và hiểu sự khác biệt giữa 2 hình thức này:

  • Biên dịch: Là hình thức chuyển đổi ngôn ngữ sang ngôn ngữ khác bằng cách viết ra giấy, thể hiện bằng con chữ (bản được dịch ra gọi là bản dịch thuật).
  • Phiên dịch: Là hình thức chuyển đổi ngôn ngữ bằng lời nói trực tiếp, không cần, không qua văn bản hay giấy tờ viết.

Về thời gian thực hiện

Thông thường, biên dịch cần thời gian thực hiện lâu hơn, bởi biên dịch thường bao gồm cả các loại giấy tờ, tài liệu chuyên ngành, có độ khó và độ chuyên sâu cao, nhiều từ chuyên ngành. Cần thời gian tìm hiểu và đối chiếu để lọc được nội dung chính xác nhất.

Trong khi đó, phiên dịch là dịch trực tiếp từ cuộc hội thoại, thảo luận… nên thời gian dịch nhanh và hầu như là ngay lập tức (sau khi một người nói xong).

vBiên dịch yêu cầu thời gian làm việc lâu và tỉ mỉ hơn
Biên dịch yêu cầu thời gian làm việc lâu và tỉ mỉ hơn

Xem ngay: TOP các trang web dịch tài liệu tiếng Nhật tốt nhất hiện nay

Các công cụ hỗ trợ

Biên dịch là công việc được thực hiện trên máy móc và giấy tờ, có nhiều thời gian nên sẽ có nhiều công cụ hỗ trợ khác nhau cho công việc của các biên dịch viên (từ điển chuyên ngành, phần mềm hỗ trợ dịch thuật…).

Còn phiên dịch, là dịch trực tiếp nên với các cuộc hội thảo, bàn luận và giao lưu sẽ buộc người phiên dịch viên dịch trực tiếp. Chỉ khi bạn là sinh viên hoặc trò chuyện với người lạ, tính chất cuộc trò chuyện không quan trọng và không cần sự chuyên nghiệp thì có thể sử dụng ứng dụng phiên dịch trên điện thoại.

Sự chính xác

Nói về tính chính xác khi chuyển ngữ, cả biên dịch và phiên dịch đều yêu cầu sự chính xác cao và tối đa nhất.

Tuy nhiên, phiên dịch có thể tóm tắt ý để diễn giải nhanh cho người nghe có thể hiểu, đồng thời tiết kiệm thời gian. Còn với biên dịch, đặc biệt là các loại hồ sơ, tài liệu chuyên ngành, giấy tờ đi công chứng, chứng thực… đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối cả về nội dung lẫn tính pháp lý.

Phiên dịch yêu cầu khả năng nghe nói và diễn đạt nhanh, chính xác
Phiên dịch yêu cầu khả năng nghe nói và diễn đạt nhanh, chính xác

Số lượng người thực hiện

Biên dịch có thể do nhiều người cùng thực hiện trên một tài liệu (nhất là các loại sách, truyện, tiểu thuyết, tài liệu dài…). Nhưng ngược lại, phiên dịch chỉ có thể do 1 người (tối đa 2 người) thực hiện để đảm bảo tính chính xác và thông suốt trong diễn đạt.

Xem ngay: Công chứng bản dịch là gì? Phân biệt công chứng bản dịch và chứng thực bản dịch

Tính trôi chảy

Sự trôi chảy thường khó so sánh giữa 2 thể loại văn nói và văn xuôi. Tuy nhiên, người làm phiên dịch có thể rút ngắn câu, tổng hợp ý nghĩa để rút ngắn thời gian phiên dịch (do không có thời gian trau chuốt kỹ càng).

Biên dịch thì vì có nhiều thời gian hơn nên có thể xử lý câu từ gọn gàng và cẩn thận hơn, giúp văn bản liền mạch và hay hơn.

Sự phù hợp

Người phiên dịch được góp mặt trực tiếp trong các buổi hội thảo, tọa đàm… nên họ nắm bắt được không khí, tính chất của câu chuyện, từ đó sử dụng câu từ và văn phong phù hợp hơn. Trong khi đó, biên dịch chỉ là dịch lại qua bản gốc, việc hiểu được ý tứ của người viết (bản gốc) sẽ khó hơn, văn phong cũng sẽ khó trùng khớp với bản gốc.

Có nhiều hình thức phiên dịch khác nhau trong thực tế
Có nhiều hình thức phiên dịch khác nhau trong thực tế

Cách thực hiện

Biên dịch chỉ có một cách dịch thuật duy nhất. Trong khi đó phiên dịch lại có nhiều hình thức và cách thực hiện khác nhau. Mỗi cách sẽ có độ khó và tùy thuộc vào yêu cầu của người thuê, của buổi thảo luận, giao lưu… mà sẽ chọn và sử dụng một cách phù hợp.

Trên đây, Dịch thuật ASEAN vừa giới thiệu qua với các bạn về biên dịch và phiên dịch. Hy vọng, qua bài viết này, chúng ta đã hiểu hơn và có thể phân biệt được 2 hình thức này.

Xem ngay: [Tìm hiểu] Văn phòng công chứng có dịch thuật không?

    Liên hệ với chúng tôi