Dịch thuật công chứng là nhu cầu đang ngày càng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, nhiều người vẫn có những thắc mắc về việc “Văn phòng công chứng có dịch thuật không?” hay “Tự dịch thuật rồi công chứng có được không?”. Cùng theo dõi bài viết sau đây của Dịch thuật ASEAN để giải đáp những câu hỏi này nhé!

Tìm hiểu về công chứng dịch thuật

Công chứng dịch thuật khác hoàn toàn so với công chứng thông thường. Về bản chất và cách làm cũng hoàn toàn khác nhau.

Công chứng là gì?

Công chứng là việc một cá nhân (gọi là công chứng viên) thực hiện chứng nhận tính xác thực, hợp pháp về mặt nội dung của các văn bản, hợp đồng dân sự và tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức của các loại bản dịch thuật (từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài và từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt) theo quy định của pháp luật.

Luật Công chứng năm 2014 đã quy định:

“Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng”.

Dịch thuật công chứng đang là nhu cầu của nhiều người hiện nay
Dịch thuật công chứng đang là nhu cầu của nhiều người hiện nay

Công chứng dịch thuật là gì?

Dịch thuật là quá trình một người, nhóm người thực hiện chuyển đổi một văn bản giấy tờ hay hồ sơ, bằng cấp… từ ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác mà không làm thay đổi giá trị, ý nghĩa của bản dịch so với bản gốc.

Khác với công chứng thông thường (công chứng giấy tờ, hồ sơ, văn bản hiển thị bằng tiếng Việt Nam), công chứng dịch thuật (hoặc dịch thuật công chứng) là việc chứng thực chữ ký người dịch của Phòng tư pháp thuộc cấp Quận/Huyện hoặc công chứng bản dịch của Văn phòng công chứng tư nhân.

Xem thêm:

TOP 4+ văn phòng dịch thuật công chứng TPHCM uy tín nhất

Dịch công chứng tiếng Anh ở đâu giá rẻ và nhanh nhất ?

Tự dịch thuật công chứng được không?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều người đang thắc mắc. Tuy nhiên, câu trả lời là KHÔNG!

Bởi bản dịch thuật dù là bất cứ loại hồ sơ, giấy tờ nào cũng đều chỉ được chấp nhận và đủ điều kiện công chứng nếu nó được dịch bởi các công ty dịch thuật, các cộng tác viên (được cấp quyền và liên kết làm việc với các đơn vị công chứng).

Cụ thể, dựa trên quy định tại khoản 1 Điều 61 Luật Công chứng 2014, các cá nhân có thể tự dịch các loại văn bản và giấy tờ, nhưng chỉ để phục vụ cho mục đích cá nhân. Không thể sử dụng để công chứng tại các văn phòng công chứng hoặc đơn vị công chứng Nhà nước.

Tuy nhiên, một ngoại lệ duy nhất để một người tự dịch và có thể công chứng, đó là bạn phải trở thành cộng tác viên của một văn phòng công chứng.

Văn phòng công chứng có dịch thuật không?
Khách hàng có thể dịch thuật tại các phòng công chứng tư và Nhà nước

Văn phòng công chứng có dịch thuật không?

Câu trả lời là . Bởi tuy nhiệm vụ chính của các văn phòng công chứng chỉ là công chứng, nhưng trên thực tế, các đơn vị này cũng vẫn nhận, có khả năng dịch thuật và bản dịch cũng được cấp phép để đủ điều kiện xin công chứng.

Có nên dịch thuật tại văn phòng công chứng không?

Có. Các văn phòng công chứng hiện nay đều có thể thực hiện 2 chức năng “dịch thuật” và “công chứng”.

Vì thế với những người không muốn đi lại nhiều hoặc cần công chứng dịch thuật các loại văn bản, giấy tờ không quá nhiều, không quá phức tạp thì việc dịch thuật luôn tại các văn phòng công chứng sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian tương đối nhiều.

Tuy nhiên, vẫn cần nhấn mạnh, nếu bạn cần dịch thuật các loại tài liệu, hồ sơ hay báo cáo chuyên ngành, sử dụng nhiều từ ngữ chuyên sâu và yêu cầu chuyên môn cao thì nên lựa chọn các công ty dịch thuật chuyên nghiệp để đảm bảo chất lượng.

Tham khảo:

Top 3 địa chỉ dịch thuật công chứng tại quận 7 uy tín

Danh sách 5 văn phòng dịch thuật công chứng quận 1 TỐT NHẤT

Nên làm dịch thuật công chứng ở đâu?

Theo quy định, tại Việt Nam hiện nay có 3 đơn vị hiện đang được cấp phép để làm dịch thuật công chứng, bao gồm:

  • Các công ty dịch thuật chuyên nghiệp
  • Văn phòng công chứng (tư nhân)
  • Phòng công chứng (thuộc Sở tư pháp các Quận/Huyện)

Mặc dù cùng có chức năng và được cấp phép để dịch thuật phục vụ cho việc công chứng, nhưng 3 đơn vị này lại có cách hoạt động và nhiệm vụ hoàn toàn khác nhau:

Dịch thuật ASEAN nhận dịch thuật công chứng các loại hồ sơ, giấy tờ
Dịch thuật ASEAN nhận dịch thuật công chứng các loại hồ sơ, giấy tờ

Các công ty dịch thuật chuyên nghiệp

Được cấp phép để dịch thuật và làm dịch vụ công chứng Tư pháp hoặc công chứng Tư nhân phục vụ chứng thực bản dịch.

Văn phòng công chứng (tư nhân)

Không có chức năng công chứng Tư pháp nhưng được cấp phép để dịch thuật. Khả năng và thời gian dịch phụ thuộc vào các cộng tác viên liên kết.

Phòng công chứng (thuộc Sở tư pháp các Quận/Huyện)

Được cấp phép để công chứng Tư pháp và dịch thuật. Khả năng dịch thuật cũng phụ thuộc vào các cộng tác viên.
Tuy nhiên, trong thực tế, các phòng công chứng này cũng chỉ nhận dịch thuật các văn bản, giấy tờ ngắn, đơn giản và không cần lấy ngay.
Mặc dù giá trị của các bản dịch tại 3 đơn vị trên đều như nhau, nhưng với một số trường hợp bạn sẽ buộc phải làm công chứng dịch thuật Tư pháp.

Điều cuối cùng mà các bạn nên biết, đó là các công ty dịch thuật chuyên nghiệp sẽ có khả năng dịch chính xác, nhanh hơn, dịch tốt cả các tài liệu dài và có độ chuyên sâu cao, nhiều từ ngữ chuyên ngành.

Tham khảo: Địa chỉ tin cậy dịch thuật công chứng Thanh Xuân

Hy vọng với những thông tin trên đây, các bạn đã hiểu hơn về công chứng cũng như tự mình có thể giải đáp được các câu hỏi có liên quan tới công chứng dịch thuật.

    Liên hệ với chúng tôi