ĐẠI SỨ QUÁN ĐẠI HÀN DÂN QUỐC TẠI VIỆT NAM
(Tel : 84-4-3831-5110~6 / Fax : 84-4-3831-5117)Address : Tầng 28, Tòa nhà Lotte Center Hà Nội, 54 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam
Phòng lãnh sự (Tel : 84-4-3771-0404 / Fax : 84-4-3831-6834)
Address : Tầng 7, Tòa nhà Charmvit, 117 Tran Duy Hung, Quan Cau Giay, Hà Nội, Việt Nam
| Hours of Operation : Từ 9 giờ sáng tới 16 giờ chiều, các ngày từ thứ hai đến thứ sáu (Trừ ngày lễ)
Hướng dẫn thủ tục Visa
1. Cần nộp thêm bản photo chứng minh thư đối với tất cả các loại Visa
2. Trong trường hợp Visa Thương mại ủy quyền cho nhân viên cùng công ty đi nộp hộ, cần cầm theo Thẻ nhân viên ( nếu có ) hoặc Hợp đồng lao động ( bản gốc ) và Chứng minh thư gốc.
Trong trường hợp Visa thăm con, chỉ có những nhân có cùng tên trong hộ khẩu mới được ủy quyền nộp hồ sơ hoặc lấy Visa.
3. Đối với tất cả các giấy tờ do phía Việt Nam chuẩn bị đều cần có bản dịch tiếng Anh hoặc tiếng Hàn. Trong trường hợp đó là giấy tờ do cơ quan nhà nước Việt Nam cấp (giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, sổ hộ khẩu, sổ đỏ, giấy khai sinh, giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, sổ tiết kiệm,…) thì cần có bản dịch tiếng Anh hoặc tiếng Hàn công chứng nhà nước..
4. Tất cả các loại giấy tờ nộp xin visa phải là khổ giấy A4.
Các trường hợp không cần xin Visa vào Hàn Quốc
– Công dân Việt Nam có Hộ chiếu công vụ, Hộ chiếu ngoại giao và thẻ APEC (đi cùng hộ chiếu phổ thông) nếu đi dưới 90 ngày
– Công dân các quốc tịch như Macao, Bruney, Đài Loan, Cô-oet, Mỹ, … nếu đi dưới 30 ngày; Hongkong, Nhật Bản, Ôxtralia,…đi dưới 90 ngày; Canada đi dưới 6 tháng v.v.
Hồ sơ xin visa gồm:
– 01 Đơn xin visa, có dán 01 ảnh 3.5 x 4.5cm, chụp trong vòng 3 tháng tính đến ngày nộp xin visa (Phải khai đơn bằng tiếng Hàn hoặc tiếng Anh)
* Chú ý : trong trường hợp trẻ em có cùng hộ chiếu với bố mẹ thì dán thêm ảnh em bé ở mục 34 trong Đơn xin Visa và khai thông tin chi tiết về nhân sự ở các ô bên cạnh.
– Hộ chiếu gốc (còn hạn trên 6 tháng đối với các loại Visa đi dưới 90 ngày và còn hạn trên 1 năm đối với các loại Visa đi trên 1 năm tính từ ngày cấp Visa)
Thời hạn xét cấp visa:
– Hiện tại do số lượng người đến nộp xin visa quá đông nên từ ngày 20/06/2011 thời gian xử lý visa sẽ là 8 ngày làm việc (thay cho 5 ngày làm việc như trước đây) nếu hồ sơ không có vấn đề (áp dụng cho các loại Visa trừ Visa Kết hôn, Du học và Lao động)
– Trong các trường hợp phải bổ sung giấy tờ thì thời gian cấp Visa có thể kéo dài hơn so với ngày hẹn và sau ngày bổ sung từ 1 đến 2 ngày sẽ thông báo kết quả (trừ Visa kết hôn và Visa du học )
– Những hồ sơ đã bị từ chối phải đến lấy lại hộ chiếu trong vòng 1 tuần kể từ ngày thông báo kết quả
Phí visa:
– 20 USD nếu xin visa đi dưới 90 ngày
– 50 USD nêu xin visa đi một lần trên 90 ngày
– 60 USD nếu xin visa đi 2 lần liên tiếp trong 6 tháng
– 80 USD nếu xin visa đi nhiều lần
* Điều kiện được xin xét Visa đi lại nhiều lần : áp dụng cho những đối tượng đã từng nhập cảnh vào Hàn Quốc trên 4 lần trong vòng 2 năm tính đến
ngày dự định cấp visa và không vi phạm quy định của xuất nhập cảnh. Visa được cấp có thời gian sử dụng trong vòng 1 năm, mỗi lần nhập cảnh không quá 30 ngày
Những hồ sơ bị từ chối chỉ trả lại hộ chiếu và các giấy tờ gốc . Không trả lại hồ sơ và lệ phí đã nộp Riêng đối với hồ sơ Du học bị từ chối thì ngoài hộ chiếu gốc, học sinh sẽ được nhận lại các giấy tờ bằng cấp, bảng điểm và sổ tiết kiệm gốc
l Thời gian nhận hồ sơ: Sáng : Từ 09:00 ~ 12:00 / Chiều: Từ 14:00 ~ 16:000 ( Riêng visa Kết hôn chỉ nhận hồ sơ vào buổi sáng )
l Thời gian trả visa: Từ 14:00 ~ 16:00
l Lưu ý:
– Đối với trường hợp xin visa Kết hôn và visa Thăm thân:
Nghiêm cấm các tổ chức môi giới nộp hộ và lấy visa hộ cho các cô dâu, các cô dâu phải trực tiếp đến nộp và trực tiếp đến lấy visa.
Đối với Visa thăm thân, chỉ người thân có tên trong hộ khẩu gia đình của người muốn xin visa mới được đi nộp hộ hồ sơ và nhận hộ kết quả
HỢP PHÁP HÓA LÃNH SỰ
- CÁCH THỨC LÀM NHANH HỢP PHÁP HÓA LÃNH SỰ BẰNG CẤP/ HỌC BẠ/ BẢNG ĐIỂM CỦA VIỆT NAM
Bộ phận hợp pháp hóa lãnh sự của Phòng lãnh sự Đại Sứ Quán Hàn Quốc xin thông báo:
Để giảm thiểu tình trạng thời gian hợp pháp hóa Bằng cấp/ Học bạ/ Bảng điểm quá lâu do các lý do như: số lượng học sinh xin hph quá đông khiến tình trạng ùn ứ, Phòng lãnh sự gửi công văn tới trường xác nhận hssv nhưng bị thất lạc, trường gửi công văn xác minh cho hssv bị thất lạc trên đường chuyển phát, hssv nộp bằng cấp/học bạ/ bảng điểm giả mạo, tỉnh trạng cò mồi gây hại tới uy tín của Phòng lãnh sự…
Phòng lãnh sự thông báo về cách thức xin hph hồ sơ bằng cấp, học bạ, bảng điểm mới nhằm cải thiện tình trạng ùn ứ, chờ đợi cũng như cung cấp dịch vụ hph Bằng cấp/ Học bạ/ Bảng điểm nhanh nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho hssv học tập/ làm việc.
Cụ thể như sau:
Điều 01. Các bước hph lãnh sự (dịch thuật công chứng, hph tại Cục lãnh sự – BNGVN*), bộ hồ sơ đem đến Phòng lãnh sự ĐSQHQ để hph Bằng cấp/ Học bạ/ Bảng điểm như thông lệ cũ (Có thể tham khảo hướng dẫn cách thức hợp pháp hóa lãnh sự trong trang web của Phòng lãnh sự – Mục “Thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự hồ sơ VN” http://vnm-hanoi.mofa.go.kr/worldlanguage/asia/vnm-hanoi/visa/Legalization/index.jsp)
Điều 02. Hssv khi tới hph lãnh sự Bằng cấp/ Học bạ/ Bảng điểm chuẩn bị thêm giấy tờ sau để thời gian hph lãnh sự được rút ngắn:
CÁCH 01: XIN BẢN SAO Y TẠI TRƯỜNG (không phải bản sao y tại UBND phường xã, văn phòng công chứng)
1. Hssv xin BẢN SAO* của Bằng cấp/ Học bạ/ Bảng điểm, (Nhà trường IN MỚI và CẤP MỚI BẢN SAO bằng tốt nghiệp/ bản trích lục bảng điểm mới cho hssv)
* KHÔNG PHẢI BẢN SAO mà đã photo từ bản gốc và đóng dấu sao y của nhà trường!
2. Hssv cầm bản sao do trường cấp lên Cục lãnh sự – BNGVN xin tem + dấu trực tiếp lên bản sao đó.
3. Khi nộp hồ sơ hph trên Phòng lãnh sự nộp kèm bản sao (đã có tem của Cục lãnh sự – BNGVN như hướng dẫn trên) để thời gian hph Bằng tốt nghiệp, học bạ còn 02 ngày. (thay vì 3-6 tuần như cách xác nhận thông thường)
CÁCH 02: TÓM LƯỢC QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
a.Với hồ sơ Bằng tốt nghiệp, Học bạ THPT/THCS/Tiểu Học:
1. 02 giấy tờ tóm tắt quá trình học tập và đã tốt nghiệp tại trường gồm: 01 Giấy xác nhận học sinh + 01 Bảng điểm tổng kết THPT (xem mẫu dưới đây) có dấu và chữ kí xác nhận của nhà trường (học sinh có thể tự đánh máy và xin dấu, chữ ký của trường hoặc tới trường xin)
2. Học sinh đem 02 giấy tờ trên lên Cục lãnh sự – BNGVN xin tem và dấu trực tiếp trên bản gốc của 02 giấy tờ trên.
3. Khi nộp hồ sơ hph trên Phòng lãnh sự nộp kèm 02 giấy tờ trên (đã có tem của Cục lãnh sự – BNGVN như hướng dẫn a1-2.)
b.Với hồ sơ Bằng tốt nghiệp, bảng điểm Cao Đẳng/ Đại Học/ Trung cấp/ Trường nghề:
1. 01 giấy tờ tóm tắt quả trình học tập và đã tốt nghiệp tại trường (xem mẫu dưới đây) (sinh viên có thể tự đánh máy và xin dấu, chữ ký của trường, hoặc do trường cấp)
2. Sinh viên đem 01 giấy tờ trên lên Cục lãnh sự – BNGVN xin tem và dấu trực tiếp trên bản gốc của 01 giấy tờ trên.
3. Khi nộp hồ sơ hph trên Phòng lãnh sự nộp kèm 01 giấy tờ trên (đã có tem của Cục lãnh sự – BNGVN như hướng dẫn b1-2.)
CÁCH 03: Xin tem + dấu của Cục Lãnh Sự BNGVN trực tiếp lên BẢN GỐC của Bằng tốt nghiệp/ Học bạ/ Bảng điểm
Khi nộp hồ sơ, hssv photo cả bản gốc của Bằng cấp, bảng điểm đã có tem của Cục lãnh sự BNGVN
Lưu ý: Cách này Phòng lãnh sự không khuyến khích hssv làm vì sẽ xấu các bản gốc của hồ sơ. Tuy nhiên với các giấy tờ hssv CÓ THỂ ĐƯỢC CẤP LẠI NHIỀU LẦN như GIẤY CHỨNG NHẬN SINH VIÊN, BẢNG ĐIỂM TRÍCH SAO, BẢN SAO BẰNG TỐT NGHIỆP do trường cấp, hssv nên xin tem dấu của Cục Lãnh Sự BNGVN vào trực tiếp bản gốc,
CÁCH 04: Dành cho hồ sơ của các trường ĐH/ CĐ có thể tra cứu điểm/ thông tin bằng cấp của hssv trực tiếp trên trang web của nhà trường:
Khi nộp hồ sơ: Hssv thông báo đầy đủ thông tin của trang web nhà trường, cách thức tra cứu trên trang web của nhà trường để cán bộ thu hồ sơ được biết.
CÁCH 05: Dành cho hồ sơ đã từng xác nhận lãnh sự tại Phòng lãnh sự ĐSQHQ: Hssv nộp hồ sơ như thông lệ kèm bản gốc/ scan/ photo của hồ sơ cũ đã từng được xác nhận (có tem, dấu, chữ ký của Lãnh sự ĐSQHQ)
Điều 03. Đối với các hồ sơ xin hph lãnh sự Bằng cấp/ Học bạ/ Bảng điểm đã chuẩn bị đầy đủ như thông lệ vàkèm theo các giấy tờ đã nêu 01 trong 05 cách trên, hồ sơ xin hph sẽ rút ngắn còn 02 ngày.
Lưu ý: Các giấy tờ trong 05 cách trong Điều 02 chỉ dùng để đính kèm hồ sơ hphls, không có chức năng thay thế hồ sơ hphls, vì vậy tất cả hồ sơ xin hphls vẫn phải được dịch thuật, xin tem xin dấu của Cục Lãnh Sự BNGVN như thông thường, các giấy tờ chứng minh quan hệ (nếu có) như thông lệ, và Phòng lãnh sự sẽ chỉ đóng dấu trên giấy tờ dịch thuật, không đóng tem trên giấy tờ đính kèm trong 05 cách trên.
Điều 04. Các hồ sơ không chuẩn bị được như các cách đã nêu ở Điều 02, vẫn được tiếp nhận hồ sơ và xác nhận như thông lệ (Đại Sứ Quán sẽ gửi công văn về nhà trường xin xác minh), thời gian xác nhận nhanh hay chậm sẽ phụ thuộc vào công tác xác minh với nhà trường (thông thường sẽ khoảng từ 02-06 tuần tùy theo trường và các trục trặc phát sinh khác)
*Cục Lãnh Sự – Bộ Ngoại Giao Việt Nam địa chỉ: 40 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội
*Hph (viết tắt) = Hợp pháp hóa, *Hphls (viết tắt) = Hợp pháp hóa lãnh sự
*LƯU Ý: HSSV nên hỏi kỹ Cục Lãnh Sự Bộ Ngoại Giao VN rằng dấu và chữ ký của trường mình học (THPT, THCS, ĐH, CĐ…) đã được đăng ký và giới thiệu trên Cục Lãnh Sự BNGVN chưa? để được chắc chắn được cấp tem theo Cách 01,02,03 mà ĐSQHQ đã hướng dẫn!
2) Thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự hồ sơ được cấp tại Hàn Quốc
l Các hồ sơ, giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền, công ty tại Hàn Quốc cấp cho người Hàn Quốc/ người Việt Nam (VD: bằng tốt nghiệp ĐH do trường ĐHHQ cấp, lý lịch tư pháp được cấp tại HQ, chứng nhận kinh nghiệm làm việc do công ty HQ cấp, giấy chứng nhận quan hệ gia đình do cơ quan có thẩm quyền của HQ cấp.v.v…), tất cả các giấy tờ trên đều phải xử lý và hợp pháp hóa lãnh sự TẠI HÀN QUỐC để có thể sử dụng hợp pháp tại các cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam.
(Đại sứ quán HQ tại Việt Nam KHÔNG CÓ thẩm quyền để giải quyết và xử lý các hồ sơ được cấp tại HQ như trên)
2. CÁCH THỨC HỢP PHÁP HÓA LÃNH SỰ HỒ SƠ ĐƯỢC CẤP TẠI HÀN QUỐC tiến hành các BƯỚC như sau:
① Trường hợp đối với các hồ sơ do các công ty HQ cấp: cần công chứng chữ ký/ dịch thuật công chứng tại VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG tại HQ.
② Xin hợp pháp hóa lãnh sự ở BỘ NGOẠI GIAO HÀN QUỐC.
③ Xin hợp pháp hóa lãnh sự ở ĐẠI SỨ QUÁN VIỆT NAM TẠI HÀN QUỐC
ð Các hồ sơ được cấp ở HQ sau khi được xử lý như các bước bên trên đã đủ tính pháp lý và có thể sử dụng hợp pháp tại VN, nộp cho các cơ quan có thẩm quyền tại VN.
Vd: Người HQ xin giấy phép lao động tại VN cần: giấy chứng nhận kinh nghiệm làm việc do công ty HQ cấp, bằng tốt nghiệp ĐH ở HQ, lý lịch tư pháp do Cảnh sát HQ cấp… những giấy tờ trên cần được hợp pháp hóa lãnh sự tại HQ, sau đó có thể nộp tại Sở Lao Động của Việt Nam để làm thủ tục xin Giấy phép lao động.